09/05/2025 | 11:48:25
Lượt truy cập : 1 339 678
27/04/2025
30

Dự án phát triển đường ray cho hệ thống tàu điện nối giữa Subang yaya và ga Skypark được tài trợ bởi chính phụ, trực tiếp quản lý dự án là bộ giao thông Malaysia nhằm thiết lập hệ thống đường ray mới theo nhu cầu vận chuyển hành khách để kết nối sân bay Sultan Abdul Aziz Shah ( SAAS) đến các khu vực lân cận dựa trên mạng lưới đường ray hiện hữu. Tổng quan, toàn bộ dự án bao gồm 2 hạng mục chính, hạng mục đường ray dài 4.09 km kết nối từ Subang yaya đến Sri Subang cải tạo hệ thống đường ray hiện hữu và hạng mục đường ray dài 4.067 km kết nối Sri Subang và sân bay Skypark chạy dọc theo sông Sungai Damansara. Một vấn đề quan trọng cần giải quyết của dự án là việc cần phải gia cường thêm và cải tạo lại hệ thống kè hiện hữu dọc sông Sungai Dmansara nơi đường ray mới chạy qua. Ban đầu kiến nghị được đưa ra là sử dụng hệ thống đá hộc để gia cường mái taluy và trồng phủ lên trên lớp thảm thực vật. Tại những khu vực trọng yếu thì gia cường thêm tường chắn đất.

Trong quá trình thảo luận và phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn chính của dự án, Naue asia đã đề xuất thay đổi phương án cải tạo kè ban đầu bằng phương án sử dụng các Bao địa kỹ thuật Soft Rock. Tại các điểm trọng yếu thì thiết lập tường chắn đất với lưới địa kỹ thuật Secugrid. Sau khi nghiên cứu kĩ càng, đơn vị tư vấn đã thống nhất rằng phướng án sử dụng các Bao địa Soft Rock là hoàn toàn phụ hợp với điều kiện địa hình của dự án. Bên cạnh đó, kết cấu kè bằng các Bao địa còn thân thiện với môi trường, là giải pháp hoàn hảo để thay thế cho kết cấu cứng ban đầu Thiết kế được đề xuất bởi Naue asia sau khi hoàn thiện đã loại bỏ hẳn không còn bất cứ kết cấu cứng bằng bê tông nào trên toàn bộ hệ thống vì vậy kết cấu các Bao địa kỹ thuật Soft Rock rất hài hòa với môi trường tự nhiên, vẫn đáp ứng được hầu hết các tiêu chí hồ sơ kỹ thuật. Dự án được khởi công vào tháng 8/2014 và đến khi hoàn thiện, khoảng 70.000 bao đã được sử dụng tổng cộng để hoàn thiện kế cấu kè mềm này. Đây là dự án từng sử dụng khối lượng Bao địa kỹ thuật lớn nhất từ trước đến nay tại Malaysia.


Thảm thực vật phát triển trên các bao địa kỹ thuật tạo cảnh quang tự nhiên, thân thiện với môi trường.

Xem nhiều nhất
Các dự án trọng điểm đầu năm 2016 của AT&T Hệ thống Kè mềm chống sạt lở (Soft Rock) Chống nứt mặt đường bê tông Asphalt bằng lưới địa cốt sợi thủy tinh GlasGrid Thi công các vật liệu địa kỹ thuật và màng chống thấm HDPE cho Khu liên hiệp xử lý rác Phước Hiệp - Củ Chi Cửa gấp thủy lục (Bi-Fold Door) Chống thấm và Kháng cắt bằng màng sét chống thấm GCL, Bentofix® Phủ đỉnh Ô chôn lấp rác thải số 1 Bàu Cạn Thi công màng chống thấm HDPE Bãi xử lý chất thải rắn Huyện Nam Giang - Quảng Nam THVL - Kè mềm - Mô hình phòng chống sạt lở bờ sông trong mùa mưa lũ AT&T trúng thầu dự án bãi xử lý rác huyện Đăk Tô (KonTum)


Mới nhất
Ống địa kỹ thuật Geotextile Tube giúp bảo vệ bờ biển chống xói mòn AT&T TÀI TRỢ HỘI NGHỊ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ LẦN THỨ 15 TẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM Ứng dụng Ống địa kỹ thuật ATTube Ứng dụng Túi địa kỹ thuật Softrock Thiết kế điển hình kè mềm bằng bao địa kỹ thuật (Soft Rock, Geobag) Tiêu chuẩn bao địa kỹ thuật Soft Rock ỨNG DỤNG CỦA ỐNG ĐỊA KỸ THUẬT GEOTEXTILE TUBE TRONG VIỆC LÀM ĐÊ, ĐẬP VÀ CỒN CÁT ỨNG DỤNG CỦA ỐNG ĐỊA KỸ THUẬT GEOTEXTILE TUBE SOILTAIN TRONG VIỆC LÀM ĐÊ CHẮN SÓNG VÀ ĐÊ NGẦM Tổng quan kết cấu kè mềm Geotextile Tube Soiltain – phương án thi công Ống địa kỹ thuật Geotextile tube Soiltain bảo vệ bờ biển